Kết luận đến từ nghiên cứu do Đại học Thanh Hoa và Đại học Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc,àsữacónguycơgâynghiệnvàtrầmcảtỉ lệ cược euro thực hiện trên hơn 5.200 sinh viên Bắc Kinh, công bố trên Journal of Affective Disorders, cuối tháng 9.
"Trà sữa đang phát triển vượt bậc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong cộng đồng người trẻ. Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh việc tiêu thụ trà sữa có thể dẫn đến nghiện, liên quan đến trầm cảm, lo lắng và ý tưởng tự tử", nhóm nghiên cứu nhận định.
Sử dụng thang đo mức độ nghiện (xét đến những yếu tố như thèm dai dẳng và quá ham mê), nhóm nghiên cứu tìm được bằng chứng cho thấy một số thanh niên có biểu hiện nghiện. Gần 50% tình nguyện viên cho biết họ uống trà sữa ít nhất một tuần một lần.
Ngoài đường bổ sung, thức uống này chứa caffeine, có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, cô lập xã hội ở thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng chỉ rõ tiêu thụ trà sữa liên quan đến cảm giác cô đơn và trầm cảm. Đây là vấn đề tiềm ẩn, phổ biến cần xem xét sâu hơn, đặc biệt khi trà sữa ngày càng phổ biến.
"Kết quả cho thấy tiêu thụ trà sữa có thể dẫn đến triệu chứng nghiện, biểu hiện ở sự lệ thuộc, thèm ăn, tần suất sử dụng cao, không thể dừng lại và cảm giác tội lỗi", các chuyên gia viết.
Các phân tích khác cho thấy giới trẻ Trung Quốc và nhiều nơi đang sử dụng trà sữa như một hình thức đối phó và điều chỉnh cảm xúc. Những đồ uống này có mức độ nguy hại ngang với việc sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên hoặc thuốc phiện.
Trong tương lai, các chuyên gia sẽ thực hiện nghiên cứu lớn hơn, theo dõi mức độ tiêu thụ trà sữa trong khoảng thời gian dài hơn. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị chú ý đến các vấn đề thể chất và tinh thần liên quan đến trà sữa như béo phì, sâu răng, nghiện và trầm cảm.
"Những phát hiện này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách phát triển quy định hạn chế quảng cáo, giáo dục tâm lý, thiết lập các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cho một ngành hàng tiêu dùng phổ biến, chiếm thị phần cao trong giới trẻ", các nhà nghiên cứu viết.
Thục Linh(Theo Science Alert)